NHẬN DIỆN

- Cơ thể: Ruồi có cơ thể hình dạng hình tam giác và được bao phủ bởi lớp vảy nhỏ. Cơ thể ruồi có màu đen hoặc xám và thường không có hoa văn hoặc sọc trên cơ thể.
- Đôi cánh: Ruồi có đôi cánh trong suốt, có độ dài từ 6 đến 8mm. Đôi cánh này có đặc điểm khác biệt so với đôi cánh của các loài côn trùng khác.
- Mắt: Ruồi có đôi mắt lớn, chia thành nhiều khối phía trước và phía sau của đầu.
VÒNG ĐỜI
Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đoạn: trứng, dòi (ấu trùng), nhộng và ruồi trưởng thành. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà từ trứng nở thành ruồi trưởng thành thường mất từ 3 – 5 ngày. Ruồi trưởng thành có đời sống khỏang 1-2 tháng, ở điều kiện thích hợp có thể sống đến 3 tháng.
THỨC ĂN
Ruồi ăn tất cả các loại thức ăn như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử… Cấu tạo mồm ruồi thích nghi với liếm hút thức ăn, mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Kiểm tra các khu vực khó lau kỹ như ống thoát nước và cống mà chất thải có thể tích tụ. Theo dõi cái chắn rác và các khu vực quanh chậu rửa chén và dưới gạch lót sàn bị hư.
Số lượng lớn ruồi thường hay vo ve quanh các khu vực bãi rác và đế thùng rác di động hay các vật chứa chất thải khác có thể cho thấy một rắc rối nghiêm trọng hơn
Đây là những con ruồi ở giai đoạn ấu trùng và có khả năng là nơi sinh sản tiềm năng trong khu vực của bạn. Bạn có thể phát hiện giòi ở trong các khu vực chất thải và thức ăn thối rữa.
MỘT SỐ LOÀI PHỔ BIẾN
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

- Mắt ruồi có cấu tạo vô cùng đặc biệt, gồm hàng nghìn thủy tinh thể tí hon. Ruồi có thể nhìn được ánh sáng tia cực tím, mắt của chúng còn cho phép thay đổi góc nhìn một cách nhanh chóng.
- Tùy thuộc vào loài, tuổi thọ của ruồi là tám ngày đến hai tháng hoặc trong một số trường hợp, lên đến một năm.
- Ấu trùng giòi là bằng chứng để các nhân viên pháp y có thể xác định được thời điểm và nơi tử vong của xác chết.