MỌT HẠI KHO

nhận diện

Tên khoa học : Trogoderma granarium

Mọt hại kho nông sản có kích thước rất nhỏ, từ 2-3mm, điều này khiến chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào những kẽ hở nhỏ và tiết diện nhỏ trên sản phẩm.  Mọt hại kho nông sản thường có màu trắng hoặc nâu sẫm.

kiểm soát mọt

VÒNG ĐỜI

Mọt đục lỗ vào các hạt nông sản rồi đẻ trứng vào đó và dung chất nhầy để bịt lỗ lại bảo vệ. Mỗi lần đẻ 1-2 trứng, 1 mọt cái đẻ từ 3-10 trứng/ngày. Từ 1 đôi mọt(đực+cái) trong điều kiện thích hợp có thể sinh sôi tạo ra một quần thể đông tới 800,000 cá thể/năm.

thức ăn

Mọt hại kho nông sản ăn tất cả các loại thực phẩm có chứa tinh bột như lúa mì, gạo, ngô, đậu nành, đậu phụ, bánh quy, bánh kẹo, các loại hạt, trái cây khô, cà phê, cacao, gia vị,…

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Thiệt hại

Mọt trưởng thành có thể để lại những lỗ to trên thóc gạo, nguyên liệu thô và thực phẩm.

Chất thải

Phân mọt thường được tìm thấy xung quanh các vị trí mà chúng cư ngụ và kiếm ăn.

Trứng mọt

Trứng mọt thường được tìm thấy trong khe nứt của các đồ vật bằng gỗ, trong ván sàn và thanh gỗ.

MỘT SỐ LOÀI PHỔ BIẾN

Mọt thóc
Mọt Đậu Cô Ve
Mọt cà phê
Mọt bột đỏ

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Màu sắc
  • Mọt hại kho nông sản thường có màu trắng hoặc nâu sẫm.
Sinh sản
  • Mọt gạo trưởng thành có tuổi thọ lên đến 2 năm. Mỗi con cái có thể đẻ từ 2 – 6 trứng mỗi ngày. Và tổng số trứng đẻ trong suốt vòng đời của nó khoảng 300 quả.
Dễ lan truyền
  • Mọt hại kho nông sản có khả năng lan truyền rất nhanh và dễ dàng, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác trong cùng kho hoặc từ kho này sang kho khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.

You cannot copy content of this page