KIỂM SOÁT MỌT

Mọt là loài côn trùng gây hại thuộc họ bọ cánh cứng chuyên đục phá gỗ và hạt ngũ cốc. Dù kích thước rất nhỏ nhưng sức tàn phá của mọt đối với đồ gỗ, nội thất lại rất lớn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và doanh thu của doanh nghiệp. Để duy trì hình ảnh cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, các cơ sở kinh doanh cần có phương án tối ưu nhất nhằm ngăn chặn sự phá hoại của mọt dưới mọi hình thức.

nhận diện một số loài mọt

1. Mọt gạo
  • Tên khoa học : Sitophilus oryzae
  • Mọt gạo có chiều dài khoảng 2,3 – 3,5 mm, cơ thể màu nâu đỏ và đôi cánh màu vàng. Đầu vòi voi, lỗ lõm mảnh lưng ngực dày hình tròn nông, trên cánh có 4 đốm vàng rõ màu
  • Mỗi mọt cái có thể sản sinh ra 4 trứng mỗi ngày và 300 trứng trong suốt vòng đời. Mọt cái sẽ cấy trứng vào bên trong hạt đậu, ấu trùng nở ra ăn dưỡng chất từ bên trong trước khi phát triển thành cá thể trưởng thành, phá lớp vỏ đậu chui ra ngoài.
  • Mọt gạo ăn nhiều loại ngũ cốc, bao gồm lúa mạch, lúa mì, ngô, yến mạch, lúa mạch đen và lúa miến. Chúng thậm chí có thể phá hoại hàng ngũ cốc đã qua chế biến như mì ống.
  • Thường gặp trong nhà kho và cửa hàng.
2. Mọt thóc
  • Tên khoa học : Sitophilus granarius
  • Mọt thót có chiều dài khoảng 2,4 – 4,5 mm, cơ thể màu nâu đỏ đến đen bóng. Đầu vòi voi, lỗ lõm mảnh lưng ngực thưa, trên cánh không có 4 đốm màu như mọt gạo, lỗ lõm trên mảnh lưng ngực hình oval rõ ràng
  • Con cái đẻ trứng trong lỗ hổng trong nhân thóc gạo.
  • Ở dạng ấu trùng, chúng có sáu chân và một cơ thể khá giống giun. Khoảng một tháng sau, ấu trùng phát triển thành mọt trưởng thành và có thể đạt đến tuổi thọ là một năm hay thậm chí là từ ba đến năm năm với điều kiện thời tiết ấm áp.
  • Mọt thóc thường ăn các loại thóc và ngũ cốc trong kho. Tuy nhiên, chúng không thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt.
3. mọt đậu đỏ
  • Tên khoa học : Callosobruchus maculatus
  • Mọt đậu đỏ trên cánh có họa tiết chữ X màu nâu đỏ, U lông nhỏ khó nhìn, tạo hình cách điệu 1 tam giác
  • Mọt cái xâm nhập vào các hạt đậu đang phát triển để đẻ trứng. Sau đó, lối vào được chúng bịt kín lại và nhộng sẽ ăn hạt đậu từ bên trong, phát triển thành mọt trưởng thành rồi phá lớp vỏ chui ra ngoài.
  • Mọt đậu đỏ thuộc họ mọt đậu. Không chỉ ưa thích đậu đỏ, loài mọt này cũng phá hoại đậu nành và một số loại đậu khác.
4. mọt cà phê
  • Tên khoa học : Araecerus fasciculatus
  • Mọt cà phê có kích thước  dài 2,5 – 4,5mm, hình bầu dục, màu xám tro hoặc xám, màu nâu (vàng đỏ), thân phủ lông nhung, có cánh che hết bụng
  • Sâu non nở ra thường đục sâu vào hạt, ăn rỗng ruột bên trong hạt, thời gian phát triển trong hàng hóa khoảng 8-10 tuần trong điều kiện nhiệt độ trên 250C.
  • Phân bố rộng toàn cầu, là loài gây hại quan trọng tại những nước ven biển vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
  • Phá hoại ngô, hạt cà phê, cacao và nhiều loại hàng hóa khác. Đặc biệt ở Việt Nam thường gây hại nặng trên sắn lát hoặc sắn cục khô.
5. Mọt đậu cô ve
  • Tên khoa học : Acanthoscelides obtectus
  • Mọt đậu cô ve có ngoại hình tròn trịa hơn, cơ thể nhiều lông và trông giống một giọt nước. Nâu đất xám, (lông màu nâu vàng). Cánh không che hết bụng
  • Mọt cái xâm nhập vào các hạt đậu đang phát triển để đẻ trứng. Sau đó, lối vào được chúng bịt kín lại và nhộng sẽ ăn hạt đậu từ bên trong, phát triển thành mọt trưởng thành rồi phá lớp vỏ chui ra ngoài.
  • Mọt đậu cô ve ưa thích hầu hết các loại đậu như: đậu hà lan, đậu đũa, đậu lăng,… Người nông dân thường sẽ khó nhận ra hạt đậu khỏe và hạt đã nhiễm bệnh, cho tới khi hạt đậu thu hoạch được chỉ còn lớp vỏ rỗng.
6. Mọt bột đỏ
  • Tên khoa học : Tribolium castaneum
  • Mọt bột đỏ có màu nâu đỏ sẫm. Mắt kép to, màu đen, râu hình chuỳ. Con cái có thể đẻ 450 trứng, có hình trụ, màu trắng rất nhỏ. Chiều dài đầu ngắn hơn chiều dài mảnh lưng ngực
  • Con trưởng thành sống lâu, trong điều kiện thích hợp 300C, độ ẩm 70% đầy đủ thức ăn thì thời gian hoàn thành vòng đời khoảng 20 ngày.
  • Trưởng thành và sâu non đều gây hại trên nhiều loại hàng hoá dạng hạt, hạt giống, sản phẩm đã qua chế biến, hạt có dầu, hạt cacao, gia vị, sắn lát, sắn cục, trái cây sấy khô, vv…Là loài mọt có thường trực trong các nhà máy chế biến bột mì, cám, thức ăn chăn nuôi. Mọt này có thể ăn hại những hạt lúa mì còn nguyên.
7. mọt răng cưa
  • Tên khoa học : Oryzaephilus surinamensis
  • Mọt răng cưa có màu nâu đậm hoặc nâu đỏ , có kích thước khoảng 2,5 – 3,5 mm. Bờ bên lưng ngực cong, mỗi bên có hàng răng nhọn như răng cưa
  • Mỗi con cái đẻ khoảng 150 trứng. Vòng đời dài ngắn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và thức ăn. Trong điều kiện thuận lợi nó có thể hoàn tất vòng đời trong vòng 3-4 tuần, điều kiện không thuận lợi có thể kéo dài tới 4 tháng.
  • Ấu trùng ăn trong sản phẩm khối.
  • Con trưởng thành có cánh nhưng không bay.
  • Thường đi lang thang từ thức ăn vào các khe nứt, lỗ hổng và các không gian trên mái nhà để ẩn náu.

Phòng chống ngăn ngừa sự xâm nhập của Mọt

hạn chế sự phát triển của mọt trong kho nông sản

Để hạn chế sự phát triển của mọt trong kho Nông sản, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
    1. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ kho hàng: Bạn nên giữ kho hàng luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát và đóng kín các khe hở, kẽ nứt để không để cho mọt có cơ hội xâm nhập vào.
    2. Kiểm tra sản phẩm trước khi lưu trữ: Bạn nên kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi lưu trữ để đảm bảo rằng chúng không bị nhiễm mọt. Nếu phát hiện có dấu hiệu của mọt, bạn nên loại bỏ sản phẩm đó.
    3. Sử dụng các phương tiện kiểm soát mọt: Bạn có thể sử dụng các phương tiện kiểm soát mọt như bẫy mọt, hóa chất diệt côn trùng hoặc khí CO2 để tiêu diệt và kiểm soát mọt.
    4. Sử dụng bao bì chống mọt: Bạn có thể sử dụng các loại bao bì chống mọt để bảo vệ sản phẩm của mình khỏi mọt.
    5. Thực hiện kiểm tra thường xuyên: Bạn nên kiểm tra kho hàng thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu của mọt và xử lý kịp thời.
    6. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm: Mọt thường phát triển nhanh ở nhiệt độ và độ ẩm cao, do đó bạn nên điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong kho hàng để giảm thiểu sự phát triển của mọt.
    7. Thực hiện kiểm soát dịch bệnh: Nếu sản phẩm của bạn bị nhiễm bệnh, hãy tiến hành xử lý kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và giảm nguy cơ bị mọt tấn công.

Tóm lại, việc hạn chế sự phát triển của mọt trong kho Nông sản đòi hỏi sự chú ý và quan tâm từ phía người quản lý kho. Bằng cách thực hiện các biện pháp kiểm soát và giám sát chặt chẽ, bạn có thể giảm thiểu sự phát triển của mọt và bảo vệ sản phẩm khỏi sự tấn công của chúng.

 

Có thể bạn quan tâm :

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.

You cannot copy content of this page