Mặc dù chúng ta tự sử dụng đủ mọi biện pháp kiểm soát côn trùng gây hại tại nhà, kết quả thường là không như mong đợi. Những vấn đề nhỏ có thể biến thành những vấn đề lớn và đây là lúc mà nhiều người mới tìm đến các dịch vụ kiểm soát côn trùng dịch hại chuyên nghiệp.
1. Kiểm soát kiến
- Kiến (tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng.
- Kiến sống theo bầy đàn và chúng là loài có tổ chức xã hội phức tạp và dễ dàng thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau, nên kiến có mặt hầu như ở khắp mọi nơi.
- Phá hoại công trình: Kiến có xu hướng đục phá kết cấu bên trong các công trình để làm tổ, sẽ làm hư hỏng các chi tiết và khiến căn nhà của bạn xuống cấp nhanh chóng.
- Vết cắn gây ngứa: Vết cắn của kiến gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nguy hiểm hơn, một số loài kiến có vết cắn chứa độc gây phồng rộp, tổn thương đến da.
- Ngộ độc thực phẩm: chúng làm ô nhiễm nguồn thức ăn bởi chất thải mà chúng để lại, thậm chí có thể gây ngộ độc thức ăn.
- Bịt kín các vết nứt trên tường, sàn nhà và các lối vào của kiến.
- Thường xuyên vệ sinh bề mặt bếp, tường để loại bỏ nguồn thu hút kiến.
- Xử lí các thức ăn thừa, giữ gìn vệ sinh và duy trì không gian ngăn nắp.
2. Kiểm soát ruồi
- Ruồi nhà, ruồi giấm, ruồi cát, ruồi cống, nhặng xanh,… là loài côn trùng thuộc bộ Diptera, chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối.
- Ruồi có tất cả là 6 chân. Chân của chúng có rất nhiều lông, và có khoảng nửa tỉ sinh vật bám trên chân của nó.
- Chúng được phát triển từ giòi ( ấu trùng). Trong các xác chết đang phân hủy ta thường thấy thì có rất nhiều giòi và đó cũng chính là quá trình phát triển của ruồi
- Trung gian truyền nhiễm : vật chủ phát tán các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như kiết lỵ, thương hàn, nhiễm trùng đường ruột, sán dây,…
- Suy giảm chất lượng sống : Tiếng kêu “vo ve” phát ra từ đôi cánh của ruồi gây suy giảm tập trung, ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống.
- Gây ra các bệnh về mắt : Ruồi là tác nhân chính gây ra các bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia,…
- Giữ nhà cửa sạch sẽ.
- Đổ rác thường xuyên và đậy nắp thùng rác khi không sử dụng.
- Dọn dẹp chất thải của động vật
- Sử dụng màn lưới tốt ngay cửa ra vào và cửa sổ để ngăn ruồi xâm nhập vào nhà bạn
- Dọn dẹp nhà bếp và vứt bỏ bao rác ở nhà bếp
- Bỏ ngay thức ăn thối rữa
3. Kiểm soát rệp
- Rệp là một họ côn trùng gồm những loài bọ nhỏ, thuộc động vật hút máu (Hematophagy), cánh nửa cứng, mình dẹp, tiết chất hôi, hút máu người, chuyên sống ở khe giường, chiếu chăn, ghế phản. Phổ biến là loài rệp giường.
- Vết cắn gây ngứa : Sau khi bám thành công vào vật chủ, rệp giường sẽ gây ra những vết cắn gây đau, ngứa và để lại nhiều vết đỏ trên da.
- Ảnh hưởng giấc ngủ : Cảm giác khó chịu từ những vết cắn của rệp giường gây suy giảm chất lượng giấc ngủ.
- Che kĩ các ổ điện trong nhà vì chúng là nơi rệp giường thích cư ngụ.
- Giặt và bảo quản kĩ quần áo, đặc biệt là khi đi du lịch.
- Dọn dẹp thường xuyên chỗ ở của thú cưng.
4. Kiểm soát bọ chét
- Bọ chét có kích thước từ 2 – 2,5 mm, màu nâu, thân dẹp theo chiều dọc. Con đực nhỏ hơn con cái và có gai giao hợp, con cái có túi chứa tinh.
- Bọ chét là những côn trùng hút máu nhỏ, không cánh (thuộc bộ Siphonaptera) có đặc điểm chuyển động nhảy. Nó chủ yếu hút máu động vật.
- Tác nhân bệnh truyền nhiễm : Bọ chét có khả năng truyền các loại ấu trùng sán dây và bệnh sốt phát ban, dịch hạch từ các loài gặm nhấm sang người.
- Nguyên nhân gây ngứa : Nếu bị bọ chét hút máu, làn da của bạn sẽ xuất hiện các chấm nhỏ li ti ửng đó, tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra một cảm giác ngứa khó chịu.
- Kẻ thù của thú cưng : Chó và mèo là hai loài vật chủ ưa thích của bọ chét. Nếu không kiểm soát tốt, thú cưng của bạn sẽ phải khổ sở vì loài kí sinh tí hon này.
- Giữ gìn không gian xung quanh nhà bạn được thông thoáng và sạch sẽ.
- Giữ thú cưng của bạn khỏi những môi trường dễ tiếp xúc với bọ chét.
- Nếu thú cưng của bạn có dấu hiệu bị bọ chét tấn công, nhanh chóng cho chúng thăm khám và chữa trị.
Cho dù đó là công ty của bạn hoặc nhà riêng, kiểm soát côn trùng dịch hại luôn luôn quan trọng. Sự xâm nhập của nhiều loại côn trùng như chuột, kiến, gián hay bọ chét,… luôn phức tạp và phiền toái. Với sự giúp đỡ và lời khuyên của một kỹ thuật viên AKNT được đào tạo chuyên nghiệp, bạn có thể thoát khỏi tất cả các loại côn trùng dịch hại có thể ẩn náu trong cơ sở của bạn.